sanhdieu.com.vn

Cách hay để từ bỏ thói quen xấu trong công việc

Chúng ta thường hay mắc phải những thói quen xấu và để chúng chiếm lĩnh cuộc sống hàng ngày. Nếu không sớm nhận ra tác hại của những hành vi tiêu cực đó, con đường đi đến thành công của bạn sẽ bị cản trở.  

Việc từ bỏ thói quen xấu không hề dễ dàng, nhưng không có nghĩa là không thể. Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện chính mình để thiết kế lại những thói quen tốt, mang đến hiệu quả và chất lượng tốt hơn cho công việc và cuộc sống.

Lên kế hoạch cụ thể

Thời gian trống chính là điều kiện nảy sinh ra những thói quen xấu. Do rảnh rỗi, bạn thường online mạng xã hội, vì deadline chưa tới, bạn xếp công việc sang một bên và cho phép bản thân được thoải mái làm những việc vô ích… Những cám dỗ sẽ tìm đến bạn khi bạn không có kế hoạch cụ thể về thời gian cho công việc. Trưởng phòng Nhân sự công ty tuyển dụng và tìm việc làm nhanh CareerLink Việt Nam cho rằng để khắc phục điều này, hãy bắt đầu thay đổi bằng việc lên kế hoạch “đâu ra đó” cho công việc hàng ngày, sau đó là hàng tuần, hàng tháng. Kế hoạch này nên bao gồm cả các sinh hoạt thường ngày, chẳng hạn như: Dậy vào lúc 6 giờ sáng, tập thể dục 30 phút, 7h15 giờ đến cơ quan, 7h30 kiểm tra email hay trả lời tin nhắn, điện thoại… và sau đó là chi tiết công việc cần làm.

logo

Thay đổi môi trường xung quanh

Nếu bạn cảm thấy thật khó để có thể từ bỏ thói quen lập tức, hãy thay đổi từng chút một. Chẳng hạn, để khắc phục vấn đề đi làm muộn, bạn có thể đặt báo thức sớm hơn từ 10 phút vào các ngày sau, cứ 3-5 ngày lại tăng dần con số đó lên một chút. Lúc làm việc, thay vì để điện thoại bên cạnh, bạn hãy đặt một cuốn lịch để bàn, một cuốn sổ ngay trước mặt để có thể trông thấy những mục tiêu cần thực hiện. Nếu đồng nghiệp rủ “tám” chuyện, bạn có thể từ chối khéo bằng cách đi dạo quanh khu làm việc để thư giãn đầu óc, tránh cuốn theo những câu chuyện vô bổ, hay dính vào câu chuyện nói xấu đồng nghiệp. Theo các nhà khoa học, khoảng thời gian 21 ngày là thời gian lý tưởng để chúng ta thích nghi với một thói quen hoặc lịch trình mới. Chính vì vậy, bạn không nên thay đổi đột ngột dẫn tới mau nản chí, hãy từng bước để cơ thể thích nghi với hành động tích cực theo hướng chậm mà chắc.

Không bào chữa cho bất cứ sai lầm nào

Ai trong chúng ta cũng quen với việc đổ lỗi hay viện cớ khi mắc lỗi khi làm ở công ty, ví dụ một công ty in ấn ở TP. Đi muộn đổ lỗi cho tắc đường, trễ deadline đổ lỗi cho công việc khó, cần nhiều thời gian… Trong khi đó, lỗi sai là do chính chúng ta đã không chủ động tính toán dẫn đến như vậy. Việc bào chữa cho sai lầm của mình chính là thói quen cực kỳ có hại có thể cản trở việc phát triển và tiến bộ của bản thân. Nếu bạn có thể nhận ra hành động không tốt này của mình, hãy học cách đối mặt, chấp nhận lỗi ở bản thân và tìm hướng giải quyết để không tái phạm.

Không so bì với người khác

Khi thấy đồng nghiệp đạt được thành tựu trong công việc, bạn thường cảm thấy không vui và trong lòng có một chút ghen tỵ, so bì. Bạn không thể kiềm chế cảm xúc khó chịu hay tức giận khi nghe những điều người khác nói về bạn. Lúc này, bạn đã để bản thân chìm sâu trong việc so sánh và đố kỵ, điều này chỉ khiến bạn không thấy vui vẻ hạnh phúc, thậm chí là khiến hình ảnh của bạn trong mắt mọi người tồi tệ hơn.

Hãy ngừng so sánh mình với người khác, không để lòng đố kỵ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Thay vì vậy, bạn hãy thật tâm chúc mừng họ, thầm nói với bản thân rằng, nếu mình cố gắng làm tốt, mình cũng sẽ đạt được thành công như cô ấy. Khi bạn tập trung vào những điều tốt xung quanh mình, bạn sẽ giảm được sự ảnh hưởng của người khác và cảm thấy hài lòng với mình hơn.

Học tập đồng nghiệp

Ngay cả khi đi làm, bạn cũng nên “chọn bạn mà chơi”. Bởi mỗi ngày, bạn đã dành 1/3 thời gian trên công ty tiếp xúc với đồng nghiệp. Chắc chắn, những thói quen tốt hoặc xấu giữa các nhóm đồng nghiệp có thể ảnh hưởng lẫn nhau.

Một người đồng nghiệp luôn đúng giờ sẽ giúp bạn từ bỏ thói quen trì hoãn, chậm trễ. Một người đồng nghiệp sáng tạo, tư duy tốt sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề. Một người bạn chăm chỉ sẽ giúp bạn cảm thấy trách nhiệm và tập trung vào công việc hơn. Thậm chí, họ còn có thể truyền cảm hứng cho bạn không chỉ ở phạm vi công việc, mục tiêu sự nghiệp, mà còn có thể là thói quen ăn uống, sinh hoạt… Do vậy, hãy tiếp thu những điều tích cực ở đồng nghiệp, tránh những thói quen xấu cản trở sự phát triển cá nhân.

Tránh xa điện thoại khi làm việc

Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn tập trung vào công việc, bạn sẽ làm việc hiệu quả gấp 5 lần so với bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn để các yếu tố xung quanh gây nhiễu, bạn sẽ mất ít nhất 15 phút để quay trở về trạng thái tập trung. Điện thoại chính là yếu tố gây nhiễu lớn nhất mà bạn tự gây ra cho mình. Chỉ vì nghe phong thanh đồng nghiệp nhắc tới sự việc nào đó đang “hot” trên mạng xã hội, bạn nóng lòng và quyết định mở Facebook lên để tự mình tiếp nhận thông tin kiểm chứng. Điều này vô tình kéo bạn ra khỏi trạng thái tập trung đang có và mất một khoảng thời gian dài để lướt và lướt. Thật không may, sự xao nhãng này đã làm giảm hiệu quả công việc đi vài lần, và bằng cách này, bạn đang lãng phí thời gian của mình mà không giải quyết được vấn đề gì cả.

Chỉ có bạn mới biết rõ thói quen xấu của mình là gì, nó ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn như thế nào. Để từ bỏ thói quen, nhất định bạn phải đưa bản thân vào kỷ luật nghiêm khắc. Hãy ngồi thẳng lưng và tập trung làm việc một cách nghiêm túc. Đừng viện bất kỳ lý do nào để trốn tránh sự kỷ luật đó. Chỉ khi đó bạn mới thực sự có thể đánh bại những thói quen xấu của chính mình.

Thực hiện: Huyền Nguyễn

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Bài viết liên quan

Zalo
0908.335.898