Tại triển lãm hàng không lớn nhất Đông Nam Á Singapore Airshow năm nay, tập đoàn chế tạo máy bay Boeing đã giới thiệu danh mục đầu ngành các sản phẩm thương mại, quốc phòng và dịch vụ hỗ trợ của công ty, nêu bật những hệ thống và năng lực tiên tiến, tập trung vào ngành hàng không vũ trụ bền vững và an toàn.
Tại triễn lãm, Boeing trình làng Boeing 777X, máy bay phản lực thân rộng tiết kiệm nhiên liệu mới nhất của hãng, cùng với dòng sản phẩm máy bay tuần tra hàng hải, máy bay chiến đấu và huấn luyện tiên, cũng nhưcác hệ thống tự hành
Ông Alex Feldman, Chủ tịch Boeing khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Chúng tôi rất mong đợi được hội ngộ đồng nghiệp trong ngành tại Singapore để cùng hỗ trợ phục hồi ngành hàng không trong khu vực. Đây là dịp để chúng tôi gặp gỡ khách hàng, các quan chức chính phủ, đối tác, nhà cung cấp, báo giới và các bên liên quan ở Đông Nam Á. Tại triển lãm này, chúng tôi sẽ công bố và nhấn mạnh các khoản đầu tư cũng như cam kết của Boeing về công nghệ, đổi mới và tính bền vững, nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của ngành hàng không vũ trụ”.
Trong suốt thời gian triển lãm, một chiếc máy bay Boeing 777X bay thử nghiệm ra mắt thị trường Châu Á, trình diễn các động tác bay phô diễn cánh composite sợi carbon mới và động cơ GE9X êm ái, khẳng định khả năng vận hành thân thiện với môi trường hàng đầu của dòng máy bay này. Phát triển từ dòng máy bay hai lối đi 777 thành công nhất từ trước đến nay, kết hợp với các công nghệ tiên tiến nổi bật của dòng Dreamliner 787, chiếc 777-9 sẽ là máy bay phản lực hai động cơ lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới, tiết kiệm nhiên ,giảm lượng khí thải và chi phí vận hành hơn 10% so với đối thủ cạnh tranh.
Chiếc Boeing 777X bay biểu diễn hàng ngày tại triển lãm
Khu vực trưng bày của Boeing cũng giới thiệu mẫu máy bay chiến đấu F-15, máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, Hệ thống Huấn luyện Phi công Tiên tiến T-7A cũng như công nghệ tự hành bao gồm Hệ thống Tổ hợp Lực lượng không quân Boeing, là hệ thống không người lái đầu tiên của hãng được thiết kế và phát triển tại Úc. Được thiết kế nhằm cung cấp khả năng chuyển đổi phục vụ cho nhu cầu quốc phòng toàn cầu, đây là khoản đầu tư lớn nhất của công ty vào chương trình máy bay không người lái mới nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Máy bay được chế tạo cho mục đích này có thể được chuyển đổi để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng quốc gia.
Khu vực của Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến trưng bày máy bay tiếp dầu đa năng KC-46A Pegasus, máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon và máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III.
Ngoài ra, Boeing cũng chú trọng giới thiệu hệ sinh thái dịch vụ kỹ thuật số đang phát triển của mình, bao gồm việc vận hành bay tích hợp, chuỗi cung ứng dựa trên dữ liệu, thương mại điện tử, bảo trì dự đoán, MRO (Bảo dưỡng – Sửa chữa – Đại tu) kỹ thuật số và đào tạo dựa trên năng lực cho khách hàng thương mại và quốc phòng. Hãng cũng trưng bày các dịch vụ ứng dụng đổi mới kỹ thuật số nhằm giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu và hỗ trợ các mục tiêu bền vững cho khách hàng sử dụng mọi nền tảng máy bay.
Boeing cũng tập trung nhấn mạnh các biện pháp mang lại một hệ thống vận tải hàng không an toàn, hiệu quả và bền vững hơn trong tương lai, lấy trọng tâm là Sáng kiến Tự tin Du lịch, một nỗ lực do Boeing triển khai thực hiện nhằm mang đến cho hành khách và phi hành đoàn trải nghiệm du hành an toàn và hiệu quả, đồng thời lan tỏa thông điệp này đến các chính phủ và công chúng.
Thông tin thêm về Boeing và Singapore Airshow:
- Đội ngũ lãnh đạo của Boeing sẽ trao đổi chi tiết hơn về tiềm năng của thị trường và các chủ đề khác tại một loạt các buổi họp báo trong suốt triển lãm.
- Vui lòng truy cập trang boeing.com/Singapore và theo dõi @Boeing trên Twitter để biết thêm thông tin về Boeing tại triển lãm.
- Khách đến tham quan khu vực trưng bày của Boeing có thể trải nghiệm nhà hát 360 độ và tìm hiểu thêm về năng lực của công ty thông qua vòng đời của một vài sản phẩm. (Sản phẩm trưng bày # A-U01, U23).
- Dự báo Thị trường Thương mại (CMO) của Boeing ước đoán rằng du lịch hàng không phát triển sẽ giúp đội bay khu vực Đông Nam Á tăng trưởng 5% vào năm 2040, dẫn đến nhu cầu bổ sung thêm hơn 4.400 máy bay, với tổng trị giá 700 tỷ USD. Máy bay thân hẹp sẽ chiếm hơn 80% lượng máy bay được bàn giao, tạo vị thế tốt cho khu vực kết nối các chặng nội địa Đông Nam Á và các chặng quan trọng giữa Trung Quốc và Đông Bắc Á. Máy bay thân rộng vận chuyển cả hành khách và hàng hóa sẽ có tổng cộng hơn 800 chiếc. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và đội bay, nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu và điều chỉnh đội bay sẽ chiếm phần lớn nhu cầu dịch vụ hàng không thương mại.