sanhdieu.com.vn

5 thái độ không nên có khi phỏng vấn việc làm

Thái độ của ứng viên khi tham gia vào một buổi phỏng vấn việc làm sẽ phần nào thể hiện được năng lực, tác phong, thái độ cũng như trình độ của họ. Do đó, muốn thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn, bạn có rất nhiều điều tuyệt đối không nên làm.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu 5 thái độ không nên có khi phỏng vấn để điều chỉnh hành vi của bản thân và chinh phục trái tim nhà tuyển dụng Củ Chi, Q.9 hay nhiều nơi khác nhé!

Thái độ dửng dưng, thiếu nhiệt tình

Sự dửng dưng, thiếu nhiệt tình không phải vấn đề ở chỗ “cấu tạo cơ mặt” mà nằm ở suy nghĩ của chính bản thân bạn. Hoặc bạn tham gia phỏng vấn với tâm lý “đi cho biết”, đi cho có kinh nghiệm, hoàn toàn không tìm hiểu gì về công ty lẫn vị trí việc làm đang ứng tuyển. Hoặc bạn tự cho rằng mình tài giỏi, có năng lực, là nhà tuyển dụng cần bạn, không thể bỏ qua bạn nên bạn không cần phải tỏ ra quá nhiệt tình, tránh nhà tuyển dụng cho rằng bạn quá cần công việc đang ứng tuyển, dẫn đến bất lợi trong quá trình deal lương sau này.

Nhưng bạn ơi, bạn đã nghĩ quá nhiều rồi. Kể cả bạn thật sự là một người tài giỏi thì nhà tuyển dụng vẫn sẵn sàng đưa bạn vào “danh sách đen” vì thái độ dửng dưng, thiếu nhiệt tình ấy. Bạn cho rằng có lý do gì để nhà tuyển dụng trao cho bạn một công việc trong khi bạn luôn cho họ thấy rằng bạn không cần công việc đó?

Thái độ thiếu tôn trọng, thiếu nghiêm túc

Một trong những thái độ không nên có khi tham gia phỏng vấn nghiêm trọng nhất chính là thái độ thiếu tôn trọng, thiếu nghiêm túc. Thái độ này thường được biểu hiện qua những trường hợp cụ thể sau đây:

  • Đến phỏng vấn muộn so với giờ hẹn nhưng không báo trước: Dù vì bất cứ lý do gì (chủ quan hay khách quan) thì việc để nhà tuyển dụng phải chờ đợi cũng khiến bạn bị liệt vào lỗi thiếu tôn trọng buổi phỏng vấn và nhà tuyển dụng. Mọi lý do đưa ra chỉ cho thấy bản thân bạn đã không chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn nên hãy ghi nhớ, tuyệt đối không được trễ hẹn mà không thông báo trước.
  • Không tắt chuông điện thoại hoặc nghe điện thoại khi đang tham gia phỏng vấn việc làm: Có thể nói đây là một lỗi tối kỵ, một hành động thể hiện sự vô ý thức và thiếu tế nhị của ứng viên. Hãy tắt chuông điện thoại trước khi tham gia phỏng vấn và tuyệt đối không nghe điện thoại trong khi phỏng vấn. Hành động này tuy nhỏ nhưng thể hiện thái độ chuyên nghiệp và sự tôn trọng của bạn dành cho nhà tuyển dụng và những người xung quanh.
  • Trang phục không phù hợp: Ngoại hình – cái nhìn đầu tiên chính là một trong những tiền để để nhà tuyển dụng đánh giá một phần tính cách, tác phong ứng viên. Tuyệt đối không nên xuất hiện tại buổi phỏng vấn với những bộ trang phục nhăn nhúm, luộm thuộm hoặc kệch cỡm, thiếu lịch sự.

– Không nói lời cảm ơn sau buổi phỏng vấn: Tuy rằng đây chỉ là một hành động nhỏ nhưng nó sẽ thể hiện sự chỉn chu, chuyên nghiệp của bạn và khiến bạn trở nên đặc biệt hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Lời cảm ơn không chỉ nói sau khi kết thúc buổi phỏng vấn mà bạn còn có thể thể hiện nó qua email cảm ơn khi đã trở về nhà.

Thể hiện thái độ tiêu cực với công ty cũ, đồng nghiệp cũ

Dù bạn nghỉ việc ở công ty cũ với bất cứ lý do gì thì thái độ hằn học, nói xấu công ty cũ, đồng nghiệp cũ trong buổi phỏng vấn xin việc ở công ty mới là điều không nên. Bởi vì nói xấu nơi đã từng cho mình cơ hội, từng nuôi sống bản thân mình chưa bao giờ là cách hành xử được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Do đó, đừng nên bày tỏ thái độ quá tiêu cực về những con người lẫn trải nghiệm ở công ty cũ. Thay vào đó, hãy cho thấy sự hào hứng của bản thân đối với những nhiệm vụ mới, thách thức mới ở một môi trường mới.

Thái độ kiêu ngạo

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa sự tự tin và thái độ kiêu ngạo, điều đó khiến bạn đánh mất đi sự thân thiện và cái nhìn thiện cảm của những người xung quanh. Nên nhớ rằng, buổi phỏng vấn việc làm không phải sân khấu để bạn khoe khoang bản thân mình tài giỏi đến đâu, tuyệt vời như thế nào. Điều bạn cần chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy là bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển, đồng thời là một người biết lắng nghe, sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

Thái độ thiếu đầu tư

Bên cạnh những điều kể trên, thái độ không nên có khi tham gia phỏng vấn còn là sự thiếu đầu tư của ứng viên. Thái độ thiếu đầu tư này thường được biểu hiện qua những tình huống cụ thể như sau:

  • Những câu hỏi về bản thân cũng khiến bạn trở nên lúng túng: thế mạnh, điểm yếu, các kỹ năng… là những câu hỏi thường gặp và nếu bạn cảm thấy lúng túng trước nhưng câu hỏi này thì khả năng rớt phỏng vấn của bạn gần như là 100%. Vì sao ư? Đơn giản là biểu hiện đó không chỉ cho thấy bạn thiếu đầu tư cho buổi phỏng vấn mà còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá cực thấp về năng lực của bạn.
  • Không nắm những thông tin cơ bản về công ty và vị trí ứng tuyển: Nếu đến phỏng vấn với một cái đầu rỗng tuếch ngay từ những điều căn bản như vậy thì tốt nhất bạn nên ở nhà. Chẳng ai muốn nhận một nhân viên hoàn toàn không biết gì về công việc mình sắp làm, công ty mình sắp cộng tác. Nên nhớ, công ty nào cũng có ít nhất một trang mạng xã hội (website, fanpage, instagram…) nên hãy dành thời gian tìm hiểu các thông tin cơ bản về công ty trước khi bạn bước chân vào phòng phỏng vấn.

Trên đây là danh sách 5 thái độ không nên có khi tham gia phỏng vấn việc làm. Tin rằng với những gợi ý này, bạn đã có thể trang bị cho mình một “giao diện” tự tin, thông minh và sẽ thật tỏa sáng trong mỗi buổi phỏng vấn. Cuối cùng, xin chúc bạn sớm tìm được bến đỗ công việc như ý!

Thực hiện: Trang Đoàn

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Bài viết liên quan

Zalo
0908.335.898