sanhdieu.com.vn

Học cách bán hàng hiệu quả – 7 điều bạn cần biết

Nhân viên bán hàng là điểm khác biệt chính trong việc mua hàng ngày nay. Khách hàng có thể cùng một sản phẩm ở các công ty khác nhau nhưng họ không thể nhận được cùng một trải nghiệm mua hàng. Điều này có nghĩa là nhân viên bán hàng gần như có toàn quyền “kiểm soát số phận” của chính họ thông qua việc học cách bán hàng hiệu quả.

SD-1

Bất kể bạn đang làm việc ở ngành nghề nào hoặc loại doanh nghiệp nào, những điều sau đây sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn.

Cho khách hàng thấy bạn đang quan tâm tới nhu cầu của họ

Hãy tưởng tượng bạn được mời mua một sản phẩm mà bạn rất ghét hoặc đơn giản là bạn chẳng cần gì tới. Bạn sẽ nhanh chóng từ chối nghe người bán nói về sản phẩm đó và nhanh chóng rời đi, phải không?

Đưa ra những ý tưởng khiến khách hàng hài lòng chính là yếu tố quan trọng giúp bán hàng hiệu quả. Hãy thể hiện bạn hiểu rõ khách hàng thực sự muốn gì trước khi đưa ra sản phẩm hay dịch vụ của mình. Khi nói về những thuận lợi của sản phẩm, hãy đứng từ góc độ của người mua để truyền tải chứ không phải bằng từ ngữ của người bán.

Đặc biệt, quan tâm tới nhu cầu hiện tại của khách hàng và đừng bao giờ đề nghị điều gì mà khách hàng không quan tâm.

Biết im lặng để lắng nghe

Biết lắng nghe không chỉ là kỹ năng giúp bạn ghi điểm trong các buổi phỏng vấn tìm việc làm tại Hải Phòng, Hà Nội hay bất cứ đâu, mà còn là điều giúp bạn trở thành nhân viên bán hàng giỏi. Người bán hàng chuyên nghiệp sẽ luôn biết khi nào cần lắng nghe khách hàng. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn đầu tiếp xúc với khách hàng tiềm năng. Hãy khoan thuyết trình về các sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt ra sao khi bạn chưa lắng nghe ý kiến từ khách hàng cho dù đó đúng là mục tiêu của cuộc hẹn với khách hàng. Hoặc ít nhất trong quá trình nói chuyện, hãy biết khi nào cần dừng lại lắng nghe và đừng bao giờ ngắt lời khi khách hàng đang nói.

Hãy quan tâm nhiều hơn đến những gì khách hàng nói đến, tìm hiểu và xác định nguyện vọng, sở thích mà họ đề cấp đến. Hãy lắng nghe để hiểu rõ khách hàng trước khi nói nhiều hơn về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

SD-2

Truyền đạt hiệu quả

Nói đến học cách bán hàng, bạn chắc chắn không thể bỏ qua việc truyền đạt hiệu quả. Truyền đạt đơn giản chỉ là bạn có khả năng diễn đạt dễ hiểu, lưu loát. Tiếp đến là có khả năng nói về sản phẩm của mình, nói cách khách là hiểu sản phẩm để nói về nó với khách hàng. Sau đó mới bàn đến khả năng có thể dùng những lời nói đó của mình để thuyết phục khách hàng. Sẽ chẳng ai có hứng thú lắng nghe, chưa nói đến mua hàng của một người không thể diễn đạt được sản phẩm của mình cả, phải không?

Luôn chu đáo

Có lẽ ai cũng biết, một trong những điều luật “bất thành văn” trong lĩnh vực bán hàng là: “Khách hàng là Thượng đế.” Nhiều người cho rằng điều này có nghĩa là khách hàng luôn đúng, khách nói A thì chắc chắn không thể là B. Tuy nhiên, điều luật này lại không thực sự tiêu cực như vậy.

Trên thực tế, khách hàng cũng như người bán hàng, đều là con người, đều có những lúc sai hay không kiềm chế được cảm xúc. Tuy nhiên, với tư cách là người bán hàng, chúng ta phải luôn giữ được bình tĩnh, trong mọi trường hợp, người bán hàng luôn phải có thái độ tôn trọng khách hàng – “Thượng đế”. Không nên chăm chăm vào việc bán được hàng hay không mà cần phải đối xử với khách hàng bằng sự chân thành với phong thái phục vụ chuyên nghiệp nhất có thể dù là bất cứ trường hợp nào. Điều này thể hiện thái độ, sự chu đáo của người bán hàng với người mua hàng.

Rèn luyện một thái độ tốt có thể nói là một kỹ năng tiên quyết trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giúp họ có thiện cảm với mình. Nhờ đó lấy được sự quan tâm của khách hàng, giúp bạn kéo được khách hàng về phía mình.

Bán hàng nhờ vào những câu hỏi thông minh chứ không phải những câu trả lời có sẵn

Thay vì đợi khách hàng tìm đến bạn để hỏi về sản phẩm, bạn trả lời theo những thông tin sẵn có, hãy chủ động tìm cách hiểu được tại sao khách hàng tiềm năng có thể hoặc nên mua hàng của bạn. Bên cạnh việc biết khi nào nên lắng nghe, người bán hàng cũng cần đặt ra những câu hỏi cho những khách hàng tiềm năng của mình. Hãy đưa cho họ những câu hỏi thậm chí buồn cười một chút để thông qua câu trả lời, bạn xác định được nhu cầu hay động lực mua hàng thực sự của họ là gì.

Tuy nhiên, hãy khôn ngoan, đừng bao giờ đưa ra những câu hỏi gợi nhắc đến việc mua hàng. Khách hàng thường có xu hướng kháng cự, né tránh khi thấy bạn có ý định cố gắng bán hàng cho họ.

Logo-1200-careerlink

Xởi lởi và chân thành

Đừng rụt rè hay thu mình trong cuộc trò chuyện, người bán hàng cũng cần xởi lởi và chân thành với khách hàng của mình. Đừng “mồm mép” hay “chém gió” về bản thân hay sản phẩm. Cũng không nên quá xã giao hay xa lạ với khách hàng, bạn thậm chí có thể trò chuyện với họ thật thoải mái, thư giãn như bạn bè để xóa đi sự đề phòng thường có ở khách hàng. Đó cũng là một cách thể hiện phép lịch sự, tôn trọng với người mua hàng.

Giải đáp nhanh chóng và nhiệt tình

Không cần phải bàn cãi, thực tế luôn thể hiện bạn sẽ dễ dàng mất đi khách hàng tiềm năng, thậm chí trong tích tắc, nếu như bạn không nhanh chóng cho họ thấy khả năng giải quyết thắc mắc của bạn. Một khi nhận được yêu cầu hay câu hỏi từ khách hàng, nếu không thể giải đáp ngay, hãy tỏ ra thật nhiệt tình với vấn đề của họ, kéo dài thời gian khách hành ở lại với mình. Trên thực tế, những người bán hàng chuyên nghiệp và có hiệu quả sẽ không bao giờ để khách hàng của mình phải chờ đợi.

Học cách bán hàng thông qua những gợi ý trên đây, bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt để xử lý ngay cả những cuộc trò chuyện bán hàng khó khăn nhất.

Thực hiện: Phương Hà

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Bài viết liên quan

Zalo
0908.335.898