sanhdieu.com.vn

Vụn vặt thời trang

Nếu không có những thứ nhỏ nhặt như khuy áo, phéc-mơ-tuya hay manocanh, thời trang đã không thể phát triển như ngày nay

Manocanh

doi-manocanh-cu-lay-manocanh-moi

Năm 1573, một công nhân làm đường người ý tên là Sam Malha lấy gỗ và đất sét làm một con rối khá to và đặt tên nó là Manochio. Không lâu sau đó, con rối gỗ đã sang đến tận nước Pháp và Hà Lan. Những người dân ở đây đều vô cùng thích thú Manochio, họ tranh nhau mô phỏng nó để làm ra các loại đồ chơi hình con rối. Và họ đặt cho chúng một cái tên chung là Model.

Khi con rối này đến thủ đô Paris thì câu chuyện lại khác đi một chút. Một chủ tiệm may bình dân đã cho Model khoác những chiếc áo mới và bày ra phía ngoài cửa hàng như một cách tiếp thị độc đáo. Phương thức này ngay lập tức thu có tác dụng và thế là hầu hết các hiệu may trong thành phố đều bắt chước như một thứ mốt. Trào lưu dùng manocanh, có gốc gác từ cái tên Manochio, bắt đầu.

Sau này, vì người mẫu bằng gỗ có những hạn chế như khô cứng, không thay đổi được tư thế và quan trọng nhất là không tạo được cảm xúc cho người xem… các nữ chủ nhân may mặc dùng luôn cơ thể mình thay thế cho Model. ý tưởng đơn lẻ và tự phát này đã được một người Anh tên là George Walde biến thành một nghề hốt ra tiền: người mẫu thời trang. Người mẫu chuyên nghiệp đầu tiên chính là vợ ông, một người đẹp Paris được ông cưới về nước Anh và trình diễn những mẫu quần áo mà hiệu may của ông thiết kế.

Phéc-mơ-tuya

bracelet-bracelet-fermeture-eclair-16086521-20150923-163528-jpg-a9118_big

Chiếc khóa kéo Phéc-mơ-tuya ra đời nhờ tình thương của nhà sáng chế Whitcomb L. Judson với một người bạn bị bệnh đau lưng kinh niên. Bạn của Judson mỗi khi phải cúi xuống đi giày đều bị cái lưng đau hành hạ. Judson liền nghĩ đến một chiếc khóa kéo trượt có thể đóng mở chỉ cần một tay. Đây thực sự là một ý tưởng mới, và chỉ một vài tuần sau Judson đã tạo nên được một mẫu thiết kế. Ngày 29/8/1893, anh được cấp bằng sáng chế vì “chiếc khoá kéo không phải cài” mới (hookless fastener). Chiếc khóa kéo này đã được sử dụng trong ngành công nghiệp thời trang từ năm 1905, nhưng nó chỉ thực sự hoàn hảo như ngày nay sau khi nhà khoa học Mỹ gốc Thụy Điển Gideon Sundback đưa ra một phiên bản mới được cải thiện đáng kể. Nó có kết cấu khoa học hơn và giúp cho vịêc kéo lên hạ xuống thuận lợi hơn. Đến khoảng những năm 1920, chiếc khóa có tên riêng chính thức là “Zipper.”

Khuy cài áo

Vintage-button-and-buckle-brooches

Nói chính xác thì khuy áo đã có từ thời Roma cổ đại. Đầu tiên chiếc khuy được thiết kế không phải để cài mà là để làm đồ trang sức. Thậm chí những nhà khảo cổ ghi nhận hàng ngàn năm trước công nguyên, người ta đã đã biết cách gắn lên người những “điểm nhấn” tựa như chiếc khuy ngày nay để tạo sự sinh động. Vào thời Vương triều thứ 6 ở Ai Cập, người giàu còn có mốt thuê chế tác những chiếc khuy bằng vàng hoặc bạc để làm trang sức.

Đến thế kỷ thứ 13, các nhà thiết kế mới bắt đầu biết khoét những lỗ khuyết và từ đó, thời đại của văn minh khuy cài mới thực sự khởi sắc. Tính thực dụng của những chiếc khuy trang sức ngay lập tức được ghi nhận và người ta đua nhau dùng những vật liệu đắt tiền để làm khuy nhằm thể hiện sự giàu sang. Ngay cả khi những chiếc khuy áo đã khá phổ biến vào thế kỷ 16 thì chúng vẫn là “đặc quyền” của giới quý tộc giàu có. Con gái nhà giàu thường được các nữ tỳ mặc hộ quần áo, vì thế hàng khuy được thiết kế ngược chiều để tiện cho người hầu chứ không phải cho chính chủ. Thói quen thiết kế vị trí khuy áo khác nhau giữa áo cho nam và nữ đến nay vẫn lưu giữ như một luật lệ bất thành văn.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Bài viết liên quan

Zalo
0908.335.898