sanhdieu.com.vn

ROLEX VÀ HÀNH TRÌNH THÁM HIỂM

Đối với người sáng lập Rolex, Hans Wilsdorf, thế giới cũng giống như một phòng thí nghiệm sống. Từ những năm 1930, ông bắt đầu thử nghiệm những chiếc đồng hồ của mình bằng cách gửi chúng đến những địa điểm khắc nghiệt nhất, đồng thời cũng hỗ trợ những nhà thám hiểm khám phá những nơi chưa từng được đặt chân đến. Nhưng thế giới đã thay đổi.

Khi thế kỷ 21 sang trang, công ty này dần chuyển từ những hoạt động khám phá thuần túy sang những hoạt động khám phá nhằm bảo tồn thế giới tự nhiên và củng cố cam kết của mình khi khởi động chiến dịch Perpetual Planet vào nằm 2019. Công ty đã hỗ trợ các cá nhân và tổ chức khoa học tìm hiểu rõ hơn những thách thức về môi trường và ra giải pháp giúp khôi phục cân bằng hệ sinh thái của chúng ta.

Chiến dịch Perpetual Planet hiện bao gồm chiến dịch Mission Blue của Sylvia Earle – hợp tác với Rolex từ năm 2014 – với mục tiêu bảo vệ các đại dương thông qua mạng lưới bảo vệ biển ‘Hope Spots’. Ngoài ra, Rolex cũng nâng cao mối quan hệ đối tác với National Geographic Society để nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu; và tổ chức Giải thưởng Rolex Awards for Enterprise, trong 45 năm đã hỗ trợ các cá nhân có những dự án sáng tạo giúp nâng cao kiến thức và bảo vệ thế giới của chúng ta.

Sylvia Earle, photographed by fellow Testimonee David Doubilet.

CHẶNG ĐƯỜNG ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC CUỘC THÁM HIỂM

Trong gần một thế kỷ, Rolex đã hỗ trợ các nhà thám hiểm tiên phong, xóa nhòa ranh giới của giới hạn con người bằng những chuyến thám hiểm đến những nơi khắc nghiệt nhất trên Trái Đất để khám phá thế giới tự nhiên. Đồng hồ Rolex đã đồng hành cùng các nhà thám hiểm đến những đỉnh núi cao nhất và những nơi sâu thẳm nhất của đại dương, nó đóng vai trò như những công cụ phục vụ nhu cầu chính xác và đáng tin cậy. Đổi lại, những cuộc thám hiểm đột phá này đã được công nhận như phòng thí nghiệm sống hoàn hảo để thương hiệu thử nghiệm và phát triển đồng hồ của mình.

KHÁM PHÁ NHỮNG TẬN CÙNG

Đồng hồ Rolex đã từng tham gia vào một số cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất trong thế kỷ qua. Năm 1933, lần đầu tiên thương hiệu này trang bị những chiếc đồng hồ Rolex cho Đoàn thám hiểm đỉnh Everest đến từ Anh Quốc. Lần tiếp theo vào năm 1953, Rolex đã đồng hành trong chuyến thám hiểm lịch sử của Sir John Hunt, đã đánh dấu sự kiện khi Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay trở thành những người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest.

Để vinh danh thành tích quan trọng này, Rolex đã cho ra mắt đồng hồ Explorer vào năm 1953. Mẫu Explorer cuối cùng đã được cải tiến với lớp vỏ được gia cố và mặt số dễ đọc hơn trong các điều kiện khắc nghiệt. Kể từ đó tới nay, đồng hồ Explorer đã được thừa hưởng các kỹ thuật tiến bộ của đồng hồ Rolex nhưng vẫn giữ nguyên kiểu dáng của nó.

Để tiếp tục hỗ trợ các hoạt động khám phá này, vào năm 1954, Rolex đã kí kết quan hệ với National Geographic Society – một trong những đối tác bền chặt của thương hiệu.

Đến năm 1960, Rolex đã đánh dấu cột mốc mới khi đồng hành trong hoạt động khám phá Rãnh Mariana ở tây Thái Bình Dương, điểm sâu nhất của các đại dương, tương đương với độ cao của đỉnh Everest cộng thêm khoảng 2.000 mét.

Chiếc đồng hồ Rolex Oyster thử nghiệm, the Deep Sea Special, đã được cố định bên ngoài chiếc tàu lặn thăm dò Trieste, do Jacques Piccard và Don Walsh cầm lái đã lặn xuống độ sâu kỷ lục 10.916 mét(35.800 feet). Đồng hồ vẫn hoạt động hoàn hảo đến khi con tàu nổi lên trên mặt nước bất chấp áp lực lớn mà nó phải chịu. Piccard và Walsh vẫn là những người duy nhất đến được đáy đại dương trong nửa thế kỷ tiếp theo.

Để tham gia ngày càng nhiều các hoạt động khám phá, vào năm 1971, Rolex đã tung ra chiếc đồng hồ Explorer II, có màn hình hiển thị ngày, bổ sung thêm kim quay 24 giờ và vòng đai kính cố định được sắp xếp tăng dần trong 24 giờ, cho phépngười đeo đồng hồ để phân biệt các giờ trong ngày từ giờ đêm. Tính năng này rất cần thiết cho các hoạt động khám phá vào những nơi chìm trong bóng tối – ví dụ như hang động, hoặc vùng cực, nơi trải qua sáu tháng ngày và sáu tháng đêm một năm.

Gây tiếng vang lần đầu tiên có người lái đến Rãnh Mariana vào năm 1960, nhà làm phim James Cameron cũng là Rolex Testimonee đã hoàn thành chuyến đi lặn của mình trên chiếc tàu DEEPSEA CHALLENGER vào năm 2012, mang theo chiếc đồng hồ thử nghiệm dành cho thợ lặn, Rolex Deepsea Challenge, trên thân tàu. Chiếc đồng hồ có khả năng chống thấm nước ở độ sâu 12.000 mét (39.370 feet), chống lại hơn 12 tấn áp lực lên mặt kính đồng hồ, giữ thời gian hoàn hảo và nổi lên khỏi mặt nước mà không bị tổn hại gì.

NHỮNG NHÀ THÁM HIỂM ĐỒNG HÀNH CÙNG ROLEX

Từ đầu những năm 1980 đến những năm đầu của thế kỷ 21, nhiều nhà thám hiểm, bao gồm cả người leo núi, thợ lặn và nhà khoa học, đã kết hợp với Rolex hoặc trở thành Testimonees của thương hiệu, phá vỡ kỷ lục và giới hạn của mình khi được trang bị đồng hồ Oyster Perpetual. Đồng hồ Rolex luôn là người bạn đồng hành và là công cụ quan trọng trong công việc của họ. Họ là:

  • Nhà bảo tồn người Mỹ gốc Đức George Schaller, người có công trong việc ngăn chặn sự tàn phá của môi trường; ông đã giúp thành lập hơn 20 khu bảo tồn động vật hoang dã trên khắp thế giới và bảo vệ một số loài động vật cận kề nguy cơ tuyệt chủng, gồm khỉ đột núi ở Cộng hòa Dân chủ Congo và báo tuyết ở Mông Cổ
  • Nhà cổ sinh học kiêm nhà bảo tồn Richard Leakey, nổi tiếng với những phát hiện hóa thạch liên quan đến sự tiến hóa của con người và những chiến dịch giúp quản lý môi trường có một cách có trách nhiệm ở Đông Phi.
  • Nhà leo núi người Mỹ Ed Viesturs, người đã đặt chân tới đỉnh của tất cả 14 đỉnh núi cao 8.000 mét trên thế giới mà không cần hỗ trợ dưỡng khí trong dự án Endeavour 8000 mà ông ấy hoàn thành vào năm 2005.
  • Nhà thám hiểm vùng cực và nhà leo núi người Bỉ Alain Hubert, người đã thành lập Quỹ Vùng cực Quốc tế (International Polar Foundation – IPF) vào năm 2002 để hỗ trợ khoa học vùng cực như một chìa khóa đểhiểu được biến đổi khí hậu. IPF đã gây quỹ để xây dựng một trạm nghiên cứu quốc tế mới ở Nam Cực, nơi đây được thiết kế để hoạt động bằng năng lượng tái tạo. Hubert tin rằng những dự án này có thể là những phương tiện liên lạc tuyệt diệu về hành tinh của chúng ta.
  • Nhà leo núi người Canada gốc Thụy Sĩ Jean Troillet đã leo lên đỉnh Everest vào năm 1986. Vào năm 1997, ông trở thành người đầu tiên đi xuống North Face bằng ván trượt tuyết. Troillet là người giữ kỷ lục leo lên đỉnh Everest’s North Face nhanh nhất và đã leo được 10 trong số các đỉnh núi cao 8.000 mét mà không cần hỗ trợ dưỡng khí.
  • Rune Gjeldnes người Na Uy, năm 2006 ông đã trở thành người duy nhất vượt qua ba tảng băng lớn ở Greenland, Bắc Băng Dương và Nam Cực bằng ván trượt mà không cần sự trợ giúp.

CAM KẾT VỀ CHIẾN DỊCH PERPETUAL PLANET

Ngày nay, các nhà thám hiểm ngày càng quan tâm đến sự cân bằng của hệ sinh thái trên Trái đất. Vì vậy, mục đích của các chuyến thám hiểm và dự án của họ đã chuyển từ khám phá sang thu hút sự chú ýđến những tổn hại của hành tinh, cũng như thúc đẩy và thiết kế các giải pháp cho những thách thức về môi trường. Thông qua các mối quan hệ, đối tác và các chương trình của mình, Rolex đang ủng hộ và đồng hành với những nhà thám hiểm này như một phần trong cam kết của mình đối với chiến dịch Perpetual Planet.

ROLEX AWARDS FOR ENTERPRISE

Giải thưởng Rolex Awards được thành lập vào năm 1976 để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ra đời của chiếc đồng hồ đeo tay chống thấm nước đầu tiên trên thế giới, đồng hồ Oyster. Thông qua giải thưởng này, công ty hỗ trợ các cá nhân xuất sắc với các dự án sáng tạo nhằm nâng cao kiến thức của chúng ta về thế giới, bảo vệ môi trường, giúp bảo tồn môi trường sống và các loài và cải thiện đời sống con người. Từ khi chương trìnhđược phát động tới nay, có 150 Laureates, bao gồm cả phụ nữ và nam giới, tạo nên sức ảnh hưởng to lớn. Ướctính có khoảng 5 triệu người, ở khắp mọi nơi trên thế giới, đã được hưởng phúc lợi từ các dự án: khoảng 18 triệu cây xanh đã được trồng; 34 loài nguy cấp và 26 hệ sinh thái chính được bảo vệ, bao gồm 57.600 km2 rừng nhiệt đới Amazon; hàng trăm loài sinh vật mới đã được phát hiện; 16 cuộc thám hiểm đầy thử thách đã được hoàn thành; và 48 công nghệ tiên tiến đã được phát triển và áp dụng cho các ứng dụng.

Các nhà thám hiểm đã được vinh danh bởi Awards gồm: Francesco Sauro, người đang dẫn đầu các cuộc thám hiểm khoa học vào sâu trong các hang động của những ngọn núi hẻo lánh

  • Nam Mỹ; Cristian Donoso, người đã chèothuyền kayak dọc theo bờ biển Tây Patagonia, ghi lại những hình ảnh kì vĩ làm nổi bật giá trị của vùng biển này; Joseph Cook, người đang nghiên cứu tảng băng Greenland để hiểu ảnh hưởng của vi sinh vật đối với sự nóng lên toàn cầu; Lonnie Dupre, người có chuyến thám hiểm Bắc Cực tìm hiểu những nguy cơ của biến đổi khí hậu. Laureates còn có thể kể đến Miranda Wang, người đang dẫn đầu một quá trình sáng tạo nhằm biến rác thải nhựa không thể tái chế thành vật liệu có giá trị cho một nền kinh tế tuần hoàn.

Những công nghệ tiên tiến được phát triển bởi các Rolex Laureates đã mang tới những cái nhìn toàn diện hơn về môi trường hoang dã, trở thành một vũ khí lợi hại trong cuộc đua nhằm bảo tồn các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ, nhà động vật học người Anh Rory Wilson đã tạo ra Daily Diary, một thiết bị ghi nhật kýđiện tử cung cấp dữ liệu đắt giá về hành vi của các loài động vật như chim cánh cụt và báo hoa mai.

MISSION BLUE CÙA SYLVIA EARLE

Sylvia Earle là một Rolex Testimonee từ năm 1982, bà là người tiên phong trong hành trình thăm dò đại dương xuyên suốt hơn nửa thế kỷ. Năm 1970, bà tham gia vào một trong những chương trình tiềm năng về môi trường sống dưới nước. Là một phần của dự án nghiên cứu Tektite II của chính phủ Hoa Kỳ, bà dẫn đầu một đoàn thám hiểm nữ, sống và làm việc cùng các nhà khoa học khác trong một cặp tháp silo bằng kim loại neo dưới đáy biển ở Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ, cũng là nơi họ thực hiện nghiên cứu và các nhiệm vụ của mình. Là một người hết mình ủng hộ bảo tồn các đại dương, bà luôn truyền cảm hứng để mọi người nhận ra được vẻ đẹp của chúng, và những nguy hiểm mà chúng đang gặp phải.

Từ năm 2009, thông qua dự án Mission Blue của mình, Earle đã khuyến khích cộng đồng và chính phủ chung tay bảo vệ các sinh vật biển đang gặp nguy hiểm trước sức ép của con người thông qua các khu bảo tồn gọi là Hope Spots. Đây là những khu vực đại dương được coi là

quan trọng đối với việc bảo tồn các loài sinh vật. Chúng có thể có ý nghĩa quan trọng đối với đa dạng sinh học, là nơi cư trú của các loài đặc hữu, quý hiếm hoặc cận kề nguy cơ tuyệt chủng, hoặc những nơi mà cư dân địa phương sinh nhai nhờ nghề chài lưới.

Với sự hỗ trợ của Rolex từ năm 2014, số lượng Hope Spots đã tăng từ con số 50 lên hơn 130. Earle đang đóng góp vào phong trào toàn cầu nhằm bảo vệ 30% đại dương trên thế giới vào năm 2030. Tính đến thời điểm hiện tại, 8% đại dương được bảo vệ

Một số Hope Spots đã được tạo ra trong các khu Marine Protected Areas (MPAs) hiện có. Còn đối với những nơi không có biện pháp bảo vệ sẽ được lập kế hoạch bảo tồn với các quần thể địa phương, các tổ chức môi trường và chính phủ ngay khi các đơn xin đăng kýtrạng thái Hope Spot được chấp thuận bởi hội đồng Mission Blue – hợp tác với International Union for Conservation of Nature (IUCN).

Palau, một quần đảo ở Micronesia, cũng là một trong những Hope Spot. “80% hiện là nơi trú ẩn an toàn cho động vật hoang dã và 20% được quản lýđể người dân địa phương có thể tiếp tục khai thác tài nguyên đại dương để kiếm sống,” Earle chia sẻ.

NATIONAL GEOGRAPHIC SOCIETY

Vào năm 2017, Rolex đã tăng cường quan hệ đối tác bền vững với National Geographic Society để thúc đẩy các hoạt động khám phá và bảo tồn. Hiện nay, hai tổ chức đã cùng nhau thực hiện một loạt các cuộc thám hiểm và đưa ra trả lời các câu hỏi quan trọng về tác động của biến đổi khí hậu đối với sự sống còn của môi trường.

Sự hợp tác này đã khai thác nền khoa học trên thế giới và ứng dụng công nghệ tiên tiến để khám phá những kiến thức mới về tác động của biến đổi khí hậu đối các yếu tố quan trọng với sự sống trên Trái đất như: núi là tháp nước của thế giới, rừng nhiệt đới là lá phổi của hành tinh và đại dương được ví như một hệ thống làm mát.

Chuyến thám hiểm đầu tiên của sự hợp tác này là hành trình lên đỉnh Everest, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019. Đoàn thám hiểm đỉnh Everest do Đại học Tribhuvan và National Geographic Society dẫn đầu, nhằm tìm hiểu rõ hơn về tác động của biến đổi khí hậu đối với các sông băng ở Hindu Kush Himalaya – nguồn cung cấp nguồn nước quan trọng cho 1 tỷ người ở vùng hạ lưu. Thông tin này cùng các dữ liệu bổ sung về lượng nước cung cầu trong khu vực là cơ sở để hình thành chỉ số mới, giúp theo dõi tình trạng của các hệ thống nước quan trọng và dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới. Từ đây, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp để bảo vệ nguồn nước.

Chuyến thám hiểm tiếp theo diễn ra vào đầu năm 2021 khi một nhóm thám hiểm và nhà khoa học của National Geographic Society lắp đặt một trạm thời tiết – trạm thời tiết cao nhất ở Nam và Tây bán cầu ngay bên dưới đỉnh Núi lửa Tupungato, ở phía Nam dãy Andes.

Việc lắp đặt trạm thời tiết sẽ giúp các nhà khoa học có thể quan sát được các quá trình khí quyển ở dãy núi Andes cao của Chile. Đây là một trong những tháp nước dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, nó cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho hơn 6 triệu cư dân ở Santiago gần đó. Những cuộc thám hiểm này góp phần tạo nên một chiến dịch Perpetual Planet bằng cách vượt qua những giới hạn của khám phá khoa học và thám hiểm lên những đỉnh cao nhất của hành tinh.

CÁC ĐỐI TÁC QUAN TRỌNG KHÁC

THE ROYAL GEOGRAPHIC SOCIETY

Mặc dù Rolex chính thức trở thành mạnh thường quân của Royal Geographical Society (RGS) ở London vào năm 2002, nhưng thương hiệu đã có mối liên kết từ lâu với các tổ chức trong hiệp hội này từ những năm 1930, khi bắt đầu đồng hành cùng các chuyến thám hiểm Himalaya. Trong những năm qua, Rolex đã hỗ trợ nhiều cuộc thám hiểm lịch sử, bao gồm

cuộc khám phá vào năm 1986 về sự phát triển hệ sinh thái ban đầu của Wahiba Sands ở Oman và những tác động do sự thay đổi gần đây trên các sa mạc của đất nước này. Cuộc thám hiểm đã ghi lại sự đa dạng của địa hình, ghi nhận 16.000 loài động vật không xương sống, 200 loài động vật hoang dã khác và 150 loài thực vật bản địa.

CUỘC THÁM HIỂM UNDER THE POLE

Rolex tài trợ cho các cuộc thám hiểm Under The Pole nhằm vượt qua giới hạn của những chuyến thám hiểm dưới nước. Chuyến thám hiểm đầu tiên Deepsea Under the Pole của Rolex được thực hiện vào năm 2010 đã tạo ra một phóng sự ảnh và phim về thế giới dưới đáy biển của các chỏm băng ở Bắc Cực và các khu vực gần đó về mặt địa lý. Trong chuyến thám hiểm Under The Pole III (2017– 2021), các thợ lặn và nhà khoa học đi thuyền từ Bắc Cực đến Nam Cực, qua Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, để khám phá các hệ sinh thái và hoàn thành nghiên cứu về các loài sinh vật biển, hệ thống địa cực và các nghiên cứu về sinh lý của thợ lặn. Tại Polynesia, Pháp, họ đang nghiên cứu hệ sinh thái rạn san hô địa phương, nơi đòi hỏi phải lặn sâu, yêu cầu kỹ thuật cao đến vùng trung bì, một lớp nước nằm sâu khoảng 30 đến 150 mét dưới bề mặt đại dương. Ở đây, họ cũng đã phát triển và thử nghiệm một khoang lặn cho phép người tham gia có thể ở dưới nước trong thời gian dài để quan sát sinh vật biển. Công việc của họ sẽ cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng sống của các đại dương.

DỰ ÁN MONACO BLUE

Sáng kiến Monaco Blue được đưa ra vào năm 2010 theo lệnh của Hoàng tử Albert II của đất nước Monaco. Hàng năm, tổ chức sẽ này tập hợp các nhà khoa học, nhà bảo tồn, đại diện chính phủ và doanh nhân để thảo luận về những thách thức toàn cầu đối với việc bảo vệ và gìn giữ đại dương. Rolex là đối tác của tổ chức này từ năm 2011.

NUÔI DƯỠNG NHỮNG NHÀ THÁM HIỂM CỦA TƯƠNG LAI

Rolex hỗ trợ các tổ chức và sáng kiến nâng cao nhận thức về môi trường và thúc đẩy các nhà thám hiểm, nhà khoa học và nhà bảo tồn của tương lai thông qua quỹ học bổng và trợ cấp.

Năm 1974, Rolex liên kết với Our World-Underwater Scholarship Society, một cộng đồng toàn cầu gồm các chuyên gia hàng hải làm việc ở đại dương. Thông qua mối quan hệ này, công ty đã cung cấp tài trợ học bổng cho những người trẻ đang cân nhắc những công việc trong thế giới dưới nước.

Từ năm 2017, Rolex đã tài trợ dự án cho tối đa 5 nhà thám hiểm trẻ tuổi thông qua The Rolex Explorers Club Grants mỗi năm. Các khoản tài trợ được trao cho đối tác của The Explorers Club ở New York – được thành lập vào năm 1904 để tài trợ và thúc đẩy khám phá khoa học.

DI SẢN VĨNH CỬU

Tầm nhìn và giá trị của Hans Wilsdorf vẫn luôn là kim chỉ nam công ty cho đến ngày nay. Chuyển mình từ những hoạt đồng khám phá thuần túy, đến những hoạt động khám phá nhằm bảo tồn thế giới tự nhiên, Rolex vẫn đang tiếp tục thừa hưởng di sản của người sáng lập.

Trong gần một thế kỷ, Rolex đã hỗ trợ những nhà thám hiểm tiên phong, vượt qua giới hạn của con người. Với chiến dịch Perpetual Planet ra mắt vào năm 2019, Rolex cam kết hỗ trợ lâu dài cho các nhà thám hiểm trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Để thực hiện cam kết này, Rolex đã tổ chức Rolex Awards for Enterprise, nâng cao mối quan hệ đối tác với National Geographic Society và thực hiện chiến dịch Mission Blue của Sylvia Earle. Nhưng đó chỉ mới là khởi đầu.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Bài viết liên quan

Zalo
0908.335.898